Tiếng Việt: Kinh tế phát triển                       

Tiếng Anh: Development Economics

Mã học phần: KHKT11

Số tín chỉ: 03

2. KHOA PHỤ TRÁCH:  Khoa Kinh tế phát triển

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Kinh tế vi mô 1, Kinh tế vĩ mô 1, Kinh tế vĩ mô 2

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:

Học phần mở đầu với việc phân tích sự phân phối thu nhập trên thế giới, so sánh mức sống của các nhóm quốc gia khác nhau và phân loại các nhóm nước trên thế giới, đồng thời so sánh trình độ phát triển các nhóm quốc gia đó. Tiếp đó, chương 2 giới thiệu môn học kinh tế phát triển và các khái niệm, khung lý thuyết cơ bản. Chương 3 đề cập đến các mô hình tăng trưởng kinh tế. Chương 4 phân tích tính tất yếu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của các nền kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế cùng với các động lực và hệ quả của chuyển dich cơ cấu kinh tế. Chương cuối cùng phân tích khía cạnh xã hội trong quá trình phát triển: các mục tiêu phát triển xã hội và các tiêu chí đánh giá và các mô hình có liên quan.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Mục tiêu chủ yếu của học phần này là giới  thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội cũng như các vấn đề về môi trường ở các nước đang phát triển. Học phần giúp sinh viên nắm bắt được những lý thuyết cơ bản cũng như những kiến thức thực tế (kinh nghiệm của các nước và các nghiên cứu thực nghiệm) về quá trình tăng trưởng và phát triển ở các nước này. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể phân tích và đánh giá được thực trạng nền kinh tế và quá trình phát triển của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế Việt Nam một cách bền vững.

6. CHUẨN ĐẦU RA

- Về kiến thức: kiến thức cơ bản về tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội cũng như các vấn đề về môi trường ở các nước đang phát triển. Học phần giúp sinh viên nắm bắt được những lý thuyết cơ bản cũng như những kiến thức thực tế (kinh nghiệm của các nước và các nghiên cứu thực nghiệm) về quá trình tăng trưởng và phát triển ở các nước này. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể phân tích và đánh giá được thực trạng nền kinh tế và quá trình phát triển của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế Việt Nam một cách bền vững.

- Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu; rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng tư duy logic về kinh tế vi mô và vĩ mô.

- Về thái độ: hình thành ý thức, trách nhiệm chuyên môn. Rèn luyện thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, tinh thần xây dựng.